Một số bất cập trong Điều 134 và 260 Bộ luật Hình sự năm 2015
Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Nhìn chung các quy định của BLHS 2015 có tính hợp lý, khoa học. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định khi áp dụng trong thực tiễn đã bộc lộ những bất cập.
Bài viết này đề cập đến một số bất cập trong quy định mức độ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác làm căn cứ chủ yếu để định khung hình phạt trong tội Cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) và Tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS). Cụ thể như sau:
Khoản 3 Điều 134 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngoài các trường hợp có liên quan đến thuộc các điểm từ a đến k khoản 1 thì Khoản 3 Điều 134 BLHS có 02 trường hợp là: gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên (điểm a); hoặc gây thương tích, tổn hại cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% (điểm c). Vậy đối với trường hợp gây thương tích cho 02 người, 01 người trên 61% và 01 người trong khoảng từ 31 đến 60% (ví dụ: 01 người 68%, 01 người 35%) và không thuộc các điểm từ a đến k khoản 1? Nếu xét về câu chữ thì điểm a sẽ thiếu 01 người 35% còn điểm c sẽ có 01 người vượt quá 31% đến 60%. Tất nhiên quá trình áp dụng vẫn xác định được trường hợp trên thuộc khoản 3 Điều 134 vì đã có 01 người từ 61% trở lên (theo điểm a). Nhưng rõ ràng cách quy định của Điều luật chưa thể hiện được đầy đủ các trường hợp thực tế.
Cũng liên quan đến Điều 134 còn có trường hợp như sau: gây thương tích làm chết 01 người và 01 người bị thương trên 61% (dùng hung khí nguy hiểm). Trường hợp này thuộc điểm a, điểm d khoản 4.
Điểm a, điểm d Khoản 4 Điều 134 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;…
Tuy nhiên khi so sánh với trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 134 “gây thương tích cho 02 người, mỗi người từ 61% trở lên và thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản 1” thì sẽ thấy sự bất hợp lý. Việc làm chết 01 người, bị thương 01 người trên 61% lại có mức độ nghiêm trọng ít hơn làm bị thương 02 người trên 61%. Vì một trường hợp thuộc khoản 4 (từ 07 đến 14 năm) và một trường hợp thuộc khoản 5 (từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân).
Tương tự như trên là quy định tại Điều 260 BLHS. Trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại: làm chết 01 người và gây thương tích cho 01 người từ trên 61% sẽ thuộc khoản 1. Nhưng gây thương tích cho 02 người mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200% (ví dụ một người 62%, một người 68%, tổng 130%) lại thuộc khoản 2. Trên thực tế khi xét xử thì việc quyết định mức hình phạt còn phụ thuộc nhiều căn cứ khác, nhưng rõ ràng về tính hợp lý, khoa học của Điều luật thì cách chia các trường hợp như trên chưa phù hợp.
Việc cụ thể các tình tiết vào từng điểm, khoản của Điều luật là cần thiết. Tuy nhiên đối với việc định khung hình phạt căn cứ vào mức độ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì khá phức tạp vì chia làm nhiều trường hợp khác nhau. Vì vậy cần có sự hệ thống, phân chia một cách khoa học, đầy đủ để tránh những bất cập nêu trên.
Nguyễn Phượng – VKSND huyện Hải Hà
Tin tức mới nhất
VKSND thành phố Đông Triều phối hợp với Tòa án tổ chức rút kinh nghiệm vụ án Tổ chức sử dụng và Mua bán trái phép chất ma tuý
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025, sáng 14/01/2025, tại Tòa án nhân dân...
Th1
Chi bộ Văn phòng tổng hợp tổ chức thành công Đại hội Chi bộ điểm nhiệm kỳ 2025 – 2027
Ngày 13/01/2025, Chi bộ Văn phòng tổng hợp long trọng tổ chức Đại hội Chi...
Th1
Phòng 1 Viện KSND tỉnh Quảng Ninh tham dự Hội nghị giao ban tổng kết công tác thực hiện Quy chế phối hợp năm 2024
Ngày 09/01/2025, Hội nghị giao ban liên Phòng tổng kết năm 2024, về việc thực...
Th1
Viện KSND thành phố Hạ Long tổ chức thành công Đại hội Chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2025-2027 và Hội nghị cán bộ công chức năm 2024
Ngày 09/01/2024, thực hiện Điều lệ Đảng, Quy định số 24-QĐ/TW về thi hành Điều...
Th1
Viện KSND huyện Vân Đồn tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025
Thực hiện Chỉ thị số 01 ngày 12/12/2024 của Viện trưởng Viện KSND Tối cao,...
Th1
VKSND huyện Bình Liêu tổ chức tuyên truyền pháp luật tại trường THPT Bình Liêu
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa ngành Kiểm sát...
Th1
VKSND thành phố Đông Triều tổ chức tham dự, rút kinh nghiệm phiên tòa “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025, sáng ngày 08/01/2025 tại Hội trường xét...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân phối hợp với Ban pháp chế kiểm sát đột xuất Nhà tạm giữ Công an thị xã Quảng Yên
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2025, ngày 07/01, Viện kiểm sát nhân dân...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Uông Bí tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025
Được sự nhất trí của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh,...
Th1