BÀN VỀ MỘT SỐ THỦ ĐOẠN CỦA LOẠI TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO HIỆN NAY!
Trong thời gian gần đây, loại tội phạm công nghệ cao diễn ra nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Cùng với việc các đối tượng lừa đảo sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông như ứng dụng zalo, messeger facebook…, thì việc giả danh cán bộ tư pháp thực hiện nhiệm vụ để chiếm đoạt tài sản đang ngày càng gia tăng và phức tạp, gây hoang mang, bức xúc trong quần chúng nhân dân. Từ vấn đề thực tiễn tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong vài năm trở lại đây, chúng tôi đưa ra bàn luận để nhằm tìm hiểu các dạng thủ đoạn cụ thể và từ đó nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Sau đây là một số dạng tội phạm cụ thể:
Dạng thứ nhất: Đối tượng dùng thủ đoạn lợi dụng lòng tin của một số phụ nữ, đặc biệt hướng tới phụ nữ độc thân, thiếu thốn tình cảm, cả tin, … để kết bạn qua facebook, giới thiệu mình ở nước ngoài có chức danh, địa vị hoặc có điều kiện kinh tế. Sau khi làm quen, tạo được niềm tin nhất định, đối tượng lừa đảo nói muốn tặng quà hoặc gửi tiền tặng cho các chị, có gói quà trị giá rất lớn (vài chục nghìn đô, thậm chí cả triệu đô). Sau đó, đồng bọn giả làm nhân viên các công ty giao hàng, nhân viên sân bay, hải quan, thông báo cho bị hại biết có những gói hàng hoặc khoản tiền lớn gửi cho, song thông báo làm nhiều lần, muốn nhận quả, tiền phải mất các loại phí, thuế: Phí vận chuyển, phí sân bay, phí để làm thủ tục nhận tiền, nhận hàng, thuế Hải quan, tiền phạt,…, yêu cầu bị hại thực hiện làm nhiều lần, gửi tiền vào tài khoản của các đối tượng cung cấp, để được nhận quà. Bị hại tin tưởng chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo là tội phạm đã hoàn thành. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng đã chung chuyển tiền vào các tài khoản mở ở nước ngoài ngay, nên Cơ quan điều tra xác minh gặp khó khăn, không thu hồi được tài sản. Nhiều người bị lừa bằng thủ đoạn này đã phải vay mượn của người thân họ hàng, vay nóng, vay lãi nặng, thế chấp ngân hàng nhà cửa… để có tiền chuyển cho các đối tượng lừa đảo, dẫn đến phải bán nhà, bán tài sản trả nợ…
Dạng thứ hai: Đối tượng sử dụng chiêu trò sử dụng phần mềm hack facebook của người khác, đặc biệt là đối tượng tìm hiểu biết được chủ tài khoản facebook là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều). Sau khi hack được facebook, đối tượng lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng, giả danh chủ tài khoản nhắn tin cho những người bạn, người thân của họ, nhờ lập tài khoản ở ngân hàng, đăng ký dịch vụ internet banking/mobile banking/smart banking để nhận, chuyển tiền. Mục đích các đối tượng lừa đảo sử dụng tài khoản ngân hàng này để chung chuyển sang tài khoản của mình, tránh bị phát hiện. Đồng thời, sau khi hack chiếm được quyền sử dụng facebook của tài khoản bị hack, các đối tượng giả danh chủ tài khoản facebook chiếm đoạt được nhắn tin, nội dung muốn chuyển tiền cho người thân (ông bà, cô dì, chú bác,…vv) thông qua tài khoản của đối tượng chúng nhắm đến lừa. Chủ tài khoản faceboook nhận tin nhắn (bị hại), tưởng người nhắn tin là người nhà, nên đồng ý. Lúc này, đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu gửi số tài khoản cho chúng, rồi chúng lại gửi một đường link bảo bị hại đăng nhập, làm theo hướng dẫn. Bị hại tin tưởng làm theo, đăng nhập số tài khoản, họ tên, số điện thoại,… Sau khi có được các thông tin này, đối tượng lừa đảo đã đăng nhập chiếm đoạt tài khoản internetbanking, cập nhật vào tài khoản của người bị hại, rồi thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản của bị hại sang tài khoản chung chuyển của các đối tượng phạm tội. Khi ngân hàng yêu cầu nhập mật khẩu OTP (mật khẩu sử dụng một lần), đối tượng đã dùng điện thoại giới thiệu là nhân viên ngân hàng hoặc người thân của người chủ tài khoản facebook bị chiếm đoạt bảo bị hại chuyển mã OTP, để hoàn tất thủ tục nhận tiền. Bị hại tin tưởng cung cấp cho các đối tượng, thì tiền trong tài khoản của bị hại nhanh chóng bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt. Ngay sau khi chiếm đoạt được, các đối tượng lập tức chuyển đi các tài khoản khác (tài khoản thường được mở ở nước ngoài, hoặc mua tiền ảo, …). Khi bị hại phát hiện bị lừa, đi trình báo công an, thì các đối tượng lừa đảo đã chuyển hết tiền sang tài khoản khác, nên không thu hồi được.
Dạng thứ ba: Đối tượng dùng thủ đoạn bằng hình thức làm quen qua mạng facebook, đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền nhanh chóng bằng hình thức đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo bởi các trang giao dịch không có nguồn gốc, xuất xứ. Đối tượng lừa đảo dẫn dắt, hướng dẫn bị hại tham gia chơi sàn giao dịch tiền ảo, đầu tư bằng cách bỏ tiền thật ra mua đổi tiền ảo. Tải ứng dụng sàn giao dịch (SGX, Nasdaq, …) và lập tài khoản (trên Benance,…) để nạp tiền USDT (đôla tiền ảo), từ đó chuyển sang sàn SGX, Nasdaq, để giao dịch. Thời gian đầu, đối tượng tinh vi có thể bỏ ra một vài trăm đô, thậm chí cả nghìn đô cho bị hại mượn. Khi đầu tư nhỏ, khi đầu tư có lời, có thể đổi tiền từ tiền ảo sang tiền thật và có thể rút được tiền. Khi đã tạo lòng tin đủ cho bị hại tin tưởng nghĩ rằng đầu tư có lời cao, sẽ đầu tư lớn, dùng tiền thật mua tiền ảo nạp vào tài khoản để đầu tư. Khi bạn nạp vào số tiền lớn (vài trăm triệu, …) thì không rút được tiền, các đối tượng lại tiếp tục dẫn người chơi hỏi dịch vụ khách hàng, thì nhận được trả lời phải nâng cấp lên tài khoản Vip sẽ rút được tiền và không mất tiền thuế (50%). Người chơi tưởng thật đã nạp thêm nhiều tiền để nâng cấp tài khoản Vip, thì nhận được thông báo ấn định ngày giờ rút được tiền. Nhưng sau đó các đối tượng đã chiếm đoạt tiền, đánh sập sàn giao dịch mà người chơi đã tham gia, nên không thể xác minh làm rõ để xử lý theo pháp luật.
Dạng thứ tư: Với thủ đoạn không còn mới, nhưng hiện nay vẫn có nhiều người thiếu cảnh giác, bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo: Từ một số điện thoại lạ (thường sử dụng số điện thoại mã quốc tế từ nước ngoài), nhưng nhiều người dân không để ý vẫn mở máy nghe. Khi nghe, đầu dây bên kia giới thiệu là nhân viên bưu điện, hoặc nhân viên an ninh kiểm soát hàng hóa ở sân bay (Nội Bài, Đà Nẵng, ….) thông báo cho người nghe là có bưu kiện, bưu phẩm gửi cho bạn nhưng hiện nay đang bị giữ ở sân bay, vì trong kiện hàng của bạn có rất nhiều thẻ tín dụng ngân hàng, liên quan đến đường dây buôn lậu, mua bán trái phép chất ma túy, rửa tiền quốc tế đang bị cơ quan điều tra Công an tỉnh (X) đang tiến hành điều tra. Thông báo cho bạn biết theo thông tin của cơ quan chức năng, tài khoản của bạn nhận được số tiền rất lớn từ đường dây này và bạn được hưởng số tiền hoa hồng lớn. Khi bạn nói không biết gì và không liên quan, họ hướng dẫn bạn, giúp bạn nối máy đến cơ quan Công an tỉnh X trình báo. Từ đây, do cài đặt sẵn, yêu cầu bạn làm theo hướng dẫn, sẽ chuyển cuộc nói chuyện của bạn đến những người có chức năng, thẩm quyền cao trong các cơ quan tố tụng nhưng Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh X, yêu cầu bị hại phải kê khai toàn bộ tài sản, nhà cửa, sổ tiết kiệm,… sau đó lại tiếp tục yêu cầu chuyển toàn bộ số tiền có vào tài khoản của cán bộ cấp cao để “Ban chuyên án” thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thẩm tra, xác minh chứng minh cho bạn không liên quan đến dường dây buôn lậu, rửa tiền. Nếu bạn tin tưởng và thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo, thì các đối tượng đã chiếm đoạt được tiền của bạn và chuyển ngay tiền chiếm đoạt đến tài khoản khác của đồng bọn, do đó tài sản không thu hồi được.
Dạng thứ năm: Đối tượng dùng thủ đoạn thông qua việc cho vay lãi nặng qua việc chuyển tiền vào tài khoản: Tài khoản ngân hàng của bạn tự nhiên nhận được khoản tiền vài chục triệu hoặc hàng trăm triệu với nội dung “ cô X, Y, Z mượn”. Chưa xác định được ai gửi tiền, thì có một phụ nữ (hoặc đàn ông) gọi điện thoại nói là chuyển nhầm và xin lại tiền. Lý do tiền này đang chuyển gấp để làm phẫu thuật cho con, bố mẹ ống nặng cấp cứu,……(Đối tượng sẽ có rất nhiều phương thức để thúc vào tâm lý người bị hại phải chuyển lại tiền sớm). Bạn nghĩ theo quy tắc thông thường, chuyển nhầm thì đương nhiên phải trả lại rồi. Nhưng nếu bạn hấp tấp trả tiền cho người gọi điện kia, thì sau đó hết thời hạn 30 ngày, 45 ngày, ….. Chủ tài khoản trên sẽ xuất hiện và đòi khoản tiền đã chuyển vào tài khoản của bạn, cùng tiền lãi cắt cổ. Nếu bạn không trả thì sẽ cho xã hội đen tới quấy phá, vì có bằng chứng chuyển tiền với nội dung cho vay trên điện thoại “cho X, Y, Z vay thời hạn 30 ngày, 45 ngày,…”.
Để hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân, chúng tôi – những người thực thi pháp luật đưa ra một số khuyến cáo:
– Tuyệt đối không cung cấp mã OTP (mật khẩu sử dụng một lần) khi sử dụng tài khoản ngân hàng internetbanking/mobilbanking/smartbanking cho người khác.
– Khi nhận được tin nhắn từ facebook, tin nhắn messeger từ tài khoản của người quen, thân với nội dung hỏi vay tiền, nhờ chuyển tiền, chúng ta nên kiểm tra lại bằng cách gọi điện thoại trực tiếp xác nhận thông tin, tránh tin tưởng cho họ vay tiền, hoặc làm theo ngay gợi ý của họ.
– Cảnh giác với những cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ với các đề nghị, thông báo bạn liên quan đến 01 vụ việc vi phạm pháp luật nào đó, rồi giới thiệu là cán bộ tư pháp như công an, kiểm sát, tòa án, yêu cầu bạn chuyển tiền vào tài khoản để làm rõ hành vi buôn lậu, buôn bán ma túy, rửa tiền của bạn, ….Khi gặp trường hợp như vậy, bạn nên hỏi tư vấn của người hiểu biết pháp luật hoặc đến cơ quan công an nơi bạn cư trú khai báo để được hỗ trợ, không được sợ hãi làm theo yêu cầu, đe doạ của họ, rồi chuyển tiền vào tài khoản cho họ chiếm đoạt.
– Tuyệt đối không truy cập vào các đường link được gắn kèm trong tin nhắn lạ, không thực hiện thao tác trên điện thoại theo các cú pháp được hướng dẫn bởi người lạ.
– Khi tài khoản của bạn tự nhiên nhận được một khoản tiền lớn không biết từ đâu, của ai chuyển cho mình, sau đó có người gọi điện bảo “chuyển nhầm”, yêu cầu bạn chuyển lại, thì bạn nên cẩn thận, yêu cầu “người chuyển nhầm” phải có giấy xác nhận của ngân hàng rằng họ đúng là chủ tài khoản đó. Đồng thời nên ra ngân hàng yêu cầu in sổ phụ và xem tiền của ai chuyển, nội dung chuyển khoản, để có hướng xử lý tránh bị lừa.
(Còn tiếp…)
Kỳ sau: Một số vụ án đã khởi tố, xử lý
Tin tức mới nhất
VKSND thành phố Đông Triều phối hợp với Tòa án tổ chức rút kinh nghiệm vụ án Tổ chức sử dụng và Mua bán trái phép chất ma tuý
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025, sáng 14/01/2025, tại Tòa án nhân dân...
Th1
Chi bộ Văn phòng tổng hợp tổ chức thành công Đại hội Chi bộ điểm nhiệm kỳ 2025 – 2027
Ngày 13/01/2025, Chi bộ Văn phòng tổng hợp long trọng tổ chức Đại hội Chi...
Th1
Phòng 1 Viện KSND tỉnh Quảng Ninh tham dự Hội nghị giao ban tổng kết công tác thực hiện Quy chế phối hợp năm 2024
Ngày 09/01/2025, Hội nghị giao ban liên Phòng tổng kết năm 2024, về việc thực...
Th1
Viện KSND thành phố Hạ Long tổ chức thành công Đại hội Chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2025-2027 và Hội nghị cán bộ công chức năm 2024
Ngày 09/01/2024, thực hiện Điều lệ Đảng, Quy định số 24-QĐ/TW về thi hành Điều...
Th1
Viện KSND huyện Vân Đồn tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025
Thực hiện Chỉ thị số 01 ngày 12/12/2024 của Viện trưởng Viện KSND Tối cao,...
Th1
VKSND huyện Bình Liêu tổ chức tuyên truyền pháp luật tại trường THPT Bình Liêu
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa ngành Kiểm sát...
Th1
VKSND thành phố Đông Triều tổ chức tham dự, rút kinh nghiệm phiên tòa “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025, sáng ngày 08/01/2025 tại Hội trường xét...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân phối hợp với Ban pháp chế kiểm sát đột xuất Nhà tạm giữ Công an thị xã Quảng Yên
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2025, ngày 07/01, Viện kiểm sát nhân dân...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Uông Bí tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025
Được sự nhất trí của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh,...
Th1