Một số bất cập trong Điều 134 và 260 Bộ luật Hình sự năm 2015
Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Nhìn chung các quy định của BLHS 2015 có tính hợp lý, khoa học. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định khi áp dụng trong thực tiễn đã bộc lộ những bất cập.
Bài viết này đề cập đến một số bất cập trong quy định mức độ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác làm căn cứ chủ yếu để định khung hình phạt trong tội Cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) và Tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS). Cụ thể như sau:
Khoản 3 Điều 134 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngoài các trường hợp có liên quan đến thuộc các điểm từ a đến k khoản 1 thì Khoản 3 Điều 134 BLHS có 02 trường hợp là: gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên (điểm a); hoặc gây thương tích, tổn hại cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% (điểm c). Vậy đối với trường hợp gây thương tích cho 02 người, 01 người trên 61% và 01 người trong khoảng từ 31 đến 60% (ví dụ: 01 người 68%, 01 người 35%) và không thuộc các điểm từ a đến k khoản 1? Nếu xét về câu chữ thì điểm a sẽ thiếu 01 người 35% còn điểm c sẽ có 01 người vượt quá 31% đến 60%. Tất nhiên quá trình áp dụng vẫn xác định được trường hợp trên thuộc khoản 3 Điều 134 vì đã có 01 người từ 61% trở lên (theo điểm a). Nhưng rõ ràng cách quy định của Điều luật chưa thể hiện được đầy đủ các trường hợp thực tế.
Cũng liên quan đến Điều 134 còn có trường hợp như sau: gây thương tích làm chết 01 người và 01 người bị thương trên 61% (dùng hung khí nguy hiểm). Trường hợp này thuộc điểm a, điểm d khoản 4.
Điểm a, điểm d Khoản 4 Điều 134 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;…
Tuy nhiên khi so sánh với trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 134 “gây thương tích cho 02 người, mỗi người từ 61% trở lên và thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản 1” thì sẽ thấy sự bất hợp lý. Việc làm chết 01 người, bị thương 01 người trên 61% lại có mức độ nghiêm trọng ít hơn làm bị thương 02 người trên 61%. Vì một trường hợp thuộc khoản 4 (từ 07 đến 14 năm) và một trường hợp thuộc khoản 5 (từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân).
Tương tự như trên là quy định tại Điều 260 BLHS. Trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại: làm chết 01 người và gây thương tích cho 01 người từ trên 61% sẽ thuộc khoản 1. Nhưng gây thương tích cho 02 người mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200% (ví dụ một người 62%, một người 68%, tổng 130%) lại thuộc khoản 2. Trên thực tế khi xét xử thì việc quyết định mức hình phạt còn phụ thuộc nhiều căn cứ khác, nhưng rõ ràng về tính hợp lý, khoa học của Điều luật thì cách chia các trường hợp như trên chưa phù hợp.
Việc cụ thể các tình tiết vào từng điểm, khoản của Điều luật là cần thiết. Tuy nhiên đối với việc định khung hình phạt căn cứ vào mức độ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì khá phức tạp vì chia làm nhiều trường hợp khác nhau. Vì vậy cần có sự hệ thống, phân chia một cách khoa học, đầy đủ để tránh những bất cập nêu trên.
Nguyễn Phượng – VKSND huyện Hải Hà
Tin tức mới nhất
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý đối tượng gây rối trật tự công cộng
Từ ngày 21/3/2025 đến ngày 18/4/2025, tại khu vực chợ Cái Dăm, thuộc tổ 4,...
Th4
VKSND thành phố Hạ Long tổ chức chuỗi hoạt động tìm hiểu điểm mới của pháp Luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, Luật tư pháp người chưa thành niên; Tuyên truyền pháp luật tại Công ty cổ phần Than Núi Béo
Thực hiện kế hoạch công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm...
Th4
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cẩm Phả tuyên truyền pháp luật cho hơn 300 đại biểu phụ nữ
Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền pháp luật năm 2025 của Viện kiểm sát nhân...
Th4
Viện kiểm sát nhân dân huyện Cô Tô phối hợp với Toà án xét xử sơ thẩm Đoàn Đắc Tiến phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”
Sáng ngày 17/4/2025, Toà án nhân dân huyện Cô Tô mở phiên toà xét xử...
Th4
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đông Triều tổ chức sinh hoạt “Giờ pháp luật”
Cuộc Cách mạng khoa học công nghệ thông tin bùng nổ không chỉ mở rộng...
Th4
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cẩm Phả phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cẩm Phả phân loại vụ việc tổ chức nhập cảnh trái phép
Khoảng 23 giờ 30 phút ngày 18/4/2025, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cẩm Phả...
Th4
Đại hội Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 17/4/2025, Đảng bộ VKSND tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Đại hội lần...
Th4
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý II năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 407-KH/TU ngày 07/3/2025 của Thành ủy Hạ Long về “Triển...
Th4
Viện kiểm sát và Toà án nhân dân thành phố Cẩm Phả phối hợp tổ chức phiên toà giả định tuyên truyền pháp luật tại trường THPT Hùng Vương
Sáng ngày 17/04/2025 tại Trường THPT Hùng Vương, Chi đoàn Viện kiểm sát thành phố...
Th4