Nhận thức áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” trong thực tiễn xét xử
Nội dung vụ án: Tháng 4 năm 2018, Nguyễn Văn A bị Tòa án nhân dân thành phố H xử phạt 06 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo về tội “Đánh bạc”. Trong quá trình A chấp hành bản án, tháng 12 năm 2018, Cơ quan điều tra phát hiện vào tháng 6 năm 2017 A có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 30 triệu đồng của Bảo hiểm xã hội thành phố H, nên đã khởi tố điều tra A về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 16/4/2019, Toà án nhân dân thành phố H đưa vụ án ra xét xử. Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định áp dụng các điểm b, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự (BLHS), tuyên phạt A 20 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. (HĐXX không áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS): “Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”, theo điểm i khoản 1 Điều 51 BLHS)
Về quyết định của HĐXX, hiện tại đang có 2 quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: HĐXX không áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” đối với A là đúng, vì: Phạm tội lần đầu là lần đầu bị đưa ra xét xử. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền quyết định hình phạt và khi Tòa án xét xử mới được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định trong BLHS. Cho nên, tuy hành vi phạm tội này xảy ra trước, nhưng do A đã từng bị Tòa án xét xử, nên lần xét xử này không được áp dụng tình tiết giám nhẹ “Phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.
Quan điểm thứ 2 cũng là quan điểm của tác giả bài viết: Mặc dù A đã bị xét xử về tội “đánh bạc”, nhưng lần xét xử này là đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước khi có bản án. Do vậy, nếu hành vi phạm tội đó thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thì vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Điều này phù hợp với quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự về cơ sở của TNHS “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”. (Có nghĩa là kết luận hành vi người đó phạm tội gì, hình phạt áp dụng ra sao là dựa vào cấu thành tội phạm mà người đó đã thực hiện).
Tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn, giải đáp về quy định “phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” thì tình tiết này được giải đáp như sau: Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau thì không được coi là phạm tội lần đầu.
Sau đó, tại Nghị quyết 01/2018/NQ – HĐTP, ngày 24/4/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng về Điều 66 và Điều 106 Bộ luật hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nghị quyết quy định:
Các trường hợp được coi là phạm tội lần đầu:
– Trước đó chưa phạm tội lần nào;
– Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự;
– Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
– Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.
Cả hai văn bản trên đều hướng dẫn phạm tội lần đầu là trước đó chưa phạm tội lần nào, nhưng không hướng dẫn cụ thể “trước đó” là trước khi thực hiện hành vi phạm tội bị đưa ra xét xử, hay trước khi xét xử. Và nếu có hai cách hiểu khác nhau, thì theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, phải xác định “trước đó” là tính từ thời điểm bị cáo thực hiện hành vi phạm tội chứ không phải tính từ thời điểm bị cáo bị xét xử.
Để thống nhất nhận thức khi áp dụng pháp luật, thiết nghĩ cần có văn bản hướng dẫn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong tình huống nêu trên./.
Lê Thị Nhung – VKSND thành phố Uông Bí
Tin tức mới nhất
Viện kiểm sát nhân dân khu vực 5 – Quảng Ninh phối hợp với Bảo hiểm xã hội cơ sở Đông Triều tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Những năm qua, ngoài chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp,...
Th7
Lễ công bố và thành lập Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân khu vực 6 tỉnh Quảng Ninh
Sáng ngày 07/7/2025, tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân khu vực 6 –...
Th7
Đồng chí Đặng Đình Vang – Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh trao Quyết định thành lập Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân khu vực 4
Thực hiện chủ trương kiện toàn tổ chức Đảng gắn với sắp xếp lại bộ...
Th7
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh làm việc cùng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2025
Chiều ngày 07/07/2025, tại trụ sở Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Đoàn công...
Th7
Đồng chí Phạm Viết Vượng – Bí thư Đảng uỷ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh trao quyết định thành lập Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân khu vực 2 tỉnh Quảng Ninh
Ngày 4/7/2025, tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) khu vực 2, tỉnh...
Th7
VKSND khu vực 3 – Quảng Ninh: Công bố Quyết định thành lập Chi bộ và chỉ định nhân sự Chi ủy, Bí thư, Phó bí thư chi bộ
Chiều ngày 04/7/2025, tại trụ sở Viện KSND khu vực 3 – Quảng Ninh, Căn...
Th7
Quảng Ninh: Khí thế mới từ ngày đầu vận hành mô hình Viện kiểm sát nhân dân khu vực
Sáng 04/7/2025, trong không khí làm việc sôi nổi, quyết liệt của những ngày đầu...
Th7
Viện kiểm sát nhân dân Khu vực 2 triển khai công tác, phân công nhiệm vụ sau sáp nhập
Sáng ngày 03/7/2025, Viện kiểm sát nhân dân khu vực 2 tiến hành họp đơn...
Th7
Viện kiểm sát nhân dân Khu vực 3 – Quảng Ninh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác sau sáp nhập
Ngày 03/7/2025, Viện kiểm sát nhân dân khu vực 3 – Quảng Ninh đã tổ...
Th7