Một số vấn đề cần quan tâm khi tiến hành nhận dạng và kiểm sát việc nhận dạng
Bộ luật tố tụng hình sự quy định những biện pháp điều tra nhằm thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm và người phạm tội. Nhận dạng là một trong các biện pháp điều tra đó. Trong quá trình giải quyết vụ án, để làm rõ sự đồng nhất, sự giống nhau hay sự khác biệt giữa đối tượng nhận dạng và đối tượng có liên quan đến vụ án mà người nhận dạng đã tri giác trước đây còn ghi nhớ trong trí nhớ của người nhận dạng.
Kết quả nhận dạng là nguồn chứng cứ pháp lý góp phần chứng minh sự thật của vụ án. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích quy định của BLTTHS năm 2015 và trao đổi một số vấn đề cần quan tâm khi nhận dạng và kiểm sát việc nhận dạng.
1. Nhận dạng và Kiểm sát việc nhận dạng:
1.2. Nhận dạng
Nhận dạng là biện pháp điều tra do Điều tra viên thực hiện theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định. Nhận dạng là quá trình nhớ lại, nhận lại đối tượng mà trước đây người nhận dạng đã tri giác và ghi nhớ trong trí nhớ khi đối tượng đó xuất hiện trở lại. Mục đích của nhận dạng là xác định sự đồng nhất, sự tương đồng hay sự khác nhau giữa đối tượng nhận dạng thực tại với đối tượng mà người nhận dạng đã tri giác trước đây. Nhờ tiến hành nhận dạng Điều tra viên có thể thu thập, kiểm tra, củng cố nhiều tài liệu chứng cứ khác nhau để chứng minh các tình tiết của vụ án và làm cơ sở để xây dựng giả thuyết điều tra.
Người nhận dạng và đối tượng nhận dạng được quy định tại Điều 190 BLTTHS.
Người nhận dạng là người được Điều tra viên đưa ra để quan sát, so sánh đối tượng nhận dạng với hình ảnh của đối tượng mà người nhận dạng tri giác trước đây trong mối liên hệ với vụ án còn lưu giữ trong trí nhớ của người nhận dạng để nhận lại đối tượng cần nhận dạng. Theo quy định người nhận dạng gồm: người làm chứng, bị hại hoặc bị can.
Đối tượng nhận dạng là đối tượng được Điều tra viên đưa ra để nhận dạng bao gồm: người (bị can, đối tượng bị tình nghi, người bị hại, người làm chứng); tử thi; đồ vật, súc vật; địa điểm, tài liệu…
Sự cần thiết để tiến hành nhận dạng được xác định căn cứ vào nhiệm vụ của hoạt động điều tra và những vấn đề cần chứng minh trong vụ án.
1.2. Trình tự tiến hành nhận dạng
Trình tự nhận dạng quy định theo Điều 190 BLTTHS như sau:
– Điều tra viên hỏi người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà họ nhờ đó có thể nhận dạng được. Trường hợp người nhận dạng dưới 18 tuổi, thì phải mời cha mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc thầy cô giáo của người đó tham dự.
– Số lượng người, vật hoặc ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất là ba và bề ngoài phải tương tự giống nhau. Đối với nhận dạng tử thi thì không áp dụng nguyên tắc này.
– Nếu người nhận dạng là người làm chứng, người bị hại thì Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối khai báo hoặc cố ý khai bao gian dối, việc giải thích phải được ghi vào biên bản.
– Trong khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đưa ra những câu hỏi mang tinh chất gợi ý. Chỉ sau khi nhận dạng đã được xác định một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên mới yêu cầu họ giải thích, đưa ra kết luận.
– Yêu cầu người nhận dạng giải thích là họ đã dựa vào các vết tích, đặc điểm gì mà xác nhận người, vật hoặc ảnh đó.
– Lập biên bản nhận dạng theo khoản 5 Điều 190 và các Điều 178, 133 BLTTHS năm 2015, theo mẫu. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khóe, tình trạng sức khỏe của những người nhận dạng và những người được đưa ra nhận dạng; đặc điểm của vật, ảnh đưa ra nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng; điều kiện, ánh sáng khi thực hiện nhận dạng.
1.3. Kiểm sát việc nhận dạng:
Chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc nhận dạng là Kiểm sát viên. Căn cứ pháp lý để kiểm sát việc nhận dạng được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 190 BLTTHS năm 2015.
Theo quy định thì Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng, đây là điểm mới của BLTTHS năm 2015. Trước đây, BLTTHS không quy định bắt buộc Kiểm sát viên phải kiểm sát trực tiếp, chỉ nghiên cứu biên bản do Điều tra viên chuyển đến.
Quá trình kiểm sát việc nhận dạng nếu phát hiện có vi phạm thì tùy mức độ vi phạm, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên khắc phục hoặc báo cáo lãnh đạo Viện xem xét, quyết định biện pháp phù hợp để loại trừ vi phạm, bảo đảm cho việc nhận dạng thực hiện đúng quy định của pháp luật.
2. Một số vấn đề cần quan tâm khi tiến hành nhận dạng và kiểm sát việc nhận dạng
2.1. Một số vấn đề quan tâm khi nhận dạng
Để thực hiện nhận dạng đúng quy định của Điều 190 BLTTHS năm 2015 và đạt kết quả thì quá trình nhận dạng Điều tra viên cần quan tâm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần có sự chuẩn bị nhận dạng: Lấy lời khai người nhận dạng để giúp cho họ nhớ lại những đặc điểm của đối tượng nhận dạng mà họ tri giác trước đây, là cơ sở để kiểm tra, xác minh lời khai của người nhận dạng cũng như xem xét khả năng nhận dạng của người nhận dạng.
Thứ hai, lập kế hoạch nhận dạng: Dựa trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, lời khai của người nhận dạng, đặc điểm nhân thân của người nhận dạng, đặc điểm của đối tượng nhận dạng, Điều tra viên lập kế hoạch nhận dạng: Xác định mục đích cuộc nhận dạng; xác định người nhận dạng, đối tượng nhận dạng; thời gian địa điểm tiến hành nhận dạng; dự kiến chiến thuật tiến hành nhận dạng; các phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho cuộc nhận dạng; người chủ trì và người tham gia cuộc nhận dạng; mời người chứng kiến.
Thứ ba, lựa chọn đối tượng tương tự đưa ra nhận dạng: đối tượng là người có nét tương tự (cùng giới, độ tuổi, tầm vóc, màu tóc, màu mắt, khuôn mặt, màu da, chủng tộc…), đối tượng là đồ vật phải cùng chủng loại, màu sắc, độ cũ, mới…, đối tượng là động vật lựa chọn những; số đối tượng đưa ra để nhận dạng không được quá nhiều làm phân tán sự tập trung chú ý của người nhận dạng.
Thứ tư, khi tiến hành nhận dạng: yêu cầu người nhận dạng quan sát; Điều tra viên không được đặt câu hỏi mang tính chất gợi ý. Chỉ sau khi người nhận dạng đã xác định một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích, đưa ra kết luận. Yêu cầu người nhận dạng giải thích là họ đã dựa vào các vết tích, đặc điểm gì mà xác nhận người, vật hoặc ảnh đó. Chụp ảnh các đối tượng nhận dạng và đối tượng được người nhận dạng xác định là đối tượng mà người nhận dạng đã tri giác trước đây. Lập biên bản nhận dạng và yêu cầu mọi người tham gia nhận dạng ký vào biên bản.
Thứ năm, đánh giá kết quả nhận dạng: Sau khi kiểm tra, xác minh kết quả nhận dạng và giá trị chứng minh của kết quả nhận dạng đối với vụ án. Việc đánh giá kết quả nhận dạng phải được tiến hành một cách thận trọng, khách quan. Kết quả nhận dạng đáng tin cậy khi người nhận dạng chỉ ra được những đặc điểm, vết tích riêng biệt của đối tượng nhận dạng. Kết quả nhận dạng sau khi được kiểm tra, đánh giá có thể được sử dụng là nguồn chứng cứ pháp lý trong hoạt động điều tra để chứng minh sự thật của vụ án.
2.2. Một số vấn đề cần quan tâm khi Kiểm sát việc nhận dạng
BLTTHS năm 2015 quy định Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc nhận dạng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ Kiểm sát viên cần quan tâm một số nội dung sau:
– Kiểm sát viên bắt buộc phải trực tiếp kiểm sát việc nhận dạng. Quá trình trực tiếp kiểm sát nhận dạng phải yêu cầu Điều tra viên thực hiện đúng các quy định tại Điều 190 BLTTHS năm 2015. Khi phát hiện vi phạm phải yêu cầu Điều tra viên khắc phục.
– Kiểm sát chặt chẽ Biên bản nhận dạng về hình thức và nội dung, xem xét có đúng quy định Điều 178, 133, 190 BLTTHS không. Kết quả nhận dạng có khẳng định được người, ảnh, đồ vật,… phục vụ cho hoạt động điều tra.
Tóm lại, nhận dạng là biện pháp điều tra quan trọng được áp dụng rộng rãi trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án. Kết quả nhận dạng là nguồn chứng cứ pháp lý. Quá trình kiểm sát việc thực hiện nhận dạng cần thực hiện đúng quy định của BLTTHS và quan tâm một số vấn đề nêu trên để việc nhận dạng đạt kết quả cao, làm căn cứ giải quyết các vụ án hình sự./.
Đinh Thị Bích Hằng – VKSND TP Cẩm Phả
Tin tức mới nhất
Đại hội Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 17/4/2025, Đảng bộ VKSND tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Đại hội lần...
Th4
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý II năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 407-KH/TU ngày 07/3/2025 của Thành ủy Hạ Long về “Triển...
Th4
Viện kiểm sát và Toà án nhân dân thành phố Cẩm Phả phối hợp tổ chức phiên toà giả định tuyên truyền pháp luật tại trường THPT Hùng Vương
Sáng ngày 17/04/2025 tại Trường THPT Hùng Vương, Chi đoàn Viện kiểm sát thành phố...
Th4
VKSND huyện Bình Liêu phối hợp cùng Ủy ban MTTQ huyện trực tiếp kiểm sát công tác tạm giữ hình sự tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoành Mô
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025 của đơn vị và thực hiện Thông...
Th4
VKSND thành phố Cẩm Phả phối hợp với Ủy ban MTTQ thành phố trực tiếp kiểm sát tại Chi cục THADS thành phố Cẩm Phả
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2025, từ ngày 15/4/2025, VKSND thành phố Cẩm...
Th4
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Uông Bí phối hợp Uỷ ban MTTQ, Hội Luật gia tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật năm 2025
Ngày 8/4/2025, Viện kiểm sát nhân dân, Uỷ ban MTTQ phối hợp với Hội Luật...
Th4
Chi đoàn Viện KSND huyện Tiên Yên triển khai nhiệm vụ trọng tâm chuẩn bị cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 24/3/2025 của Viện trưởng VKSND tối cao về...
Th4
Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh tham gia hiến máu tình nguyện
Hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4), ngày 05/4/2025, Đoàn viên thanh...
Th4
Phòng 11 phối hợp cùng Viện KSND thị xã Quảng Yên trực tiếp kiểm sát Chi cục thi hành án dân sự thị xã Quảng Yên
Thực hiện Kế hoạch Công tác năm 2025 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh...
Th4