Sự cần thiết của số hóa hồ sơ vụ án phục vụ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
Một trong những nhiệm vụ cải cách tư pháp mà Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị đã đề ra là tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp. Thực hiện tinh thần của Nghị quyết 49, cũng như nhận thấy sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, ngành kiểm sát nhân dân đã triển khai số hóa hồ sơ vụ án để phục vụ công tác nghiên cứu, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Kiểm sát viên. Tại Hướng dẫn số 09 ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử năm 2019 đã nêu rõ: “triển khai thực hiện việc “số hóa hồ sơ vụ án” và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để bảo đảm tính thuyết phục trong quá trình xét hỏi và tranh tụng”.
Là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành về chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng nghiên cứu số hóa hồ sơ vụ án, tổ chức học tập kinh nghiệm, tập huấn nội bộ, đẩy mạnh triển khai áp dụng số hóa trong xét xử tại các phòng nghiệp vụ cũng như các đơn vị cấp huyện. Bước đầu triển khai đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, số hóa hồ sơ vụ án vẫn còn rất mới mẻ với đa phần cán bộ, kiểm sát viên. Quá trình thực hiện không thể tránh khỏi một số vướng mắc, thậm chí có ý kiến băn khoăn cho rằng với cơ sở vật chất, con người hiện nay, thì việc số hóa hồ sơ có thật sự cần thiết và khả thi không? Bản thân tôi là một cán bộ trẻ của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Uông Bí, được lãnh đạo Viện phân công trực tiếp thực hiện số hóa một số hồ sơ vụ án và giúp việc kiểm sát viên tại phiên tòa, trong nội dung bài viết xin trình bày quan điểm của bản thân để trả lời câu hỏi trên.
Số hóa là việc biến đổi các loại hình thông tin bằng thiết bị chuyên dụng và phần mềm ứng dụng sang dạng thông tin số (là các bit thông tin dữ liệu). Việc số hóa hồ sơ vụ án mang tới nhiều ưu điểm so với các thao tác truyền thống trên giấy tờ như hiện nay, cũng như nhiều triển vọng có thể thấy rõ trong thời gian tới. Cụ thể như:
Nhiều vụ án có tính chất phức tạp, quy mô lớn, nhiều bị cáo, giữa các bị cáo cũng như giữa bị cáo với những người tham gia tố tụng khác có sự mâu thuẫn về lời khai. Nếu sử dụng phương pháp nghiên cứu, trích dẫn các tài liệu thông thường sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức. Còn đối với việc số hóa, hồ sơ vụ án hiển thị trong một thư mục duy nhất trên máy tính, việc tìm kiếm và tra cứu tài liệu trong hồ sơ được thực hiện nhanh chóng. Bên cạnh đó, hồ sơ số hóa phản ánh rất đầy đủ diễn biến sự việc, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm mà bị cáo gây ra, giúp kiểm sát viên chủ động trong quá trình xét hỏi, đối đáp, tranh luận, đưa ra các quan điểm chính xác và có tính thuyết phục cao.
Do tính chất công khai các chứng cứ, tài liệu tại phiên tòa, nên quá trình thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra cũng như kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ của Viện kiểm sát cần có sự chặt chẽ hơn, tuân thủ trình tự, thủ tục tố tụng. Trách nhiệm của Kiểm sát viên trong công tác nghiên cứu, đánh giá, chuẩn bị xét xử ngày một nâng cao, hạn chế tối đa vi phạm tố tụng.
Việc nghiên cứu, khai thác, cập nhật tài liệu đối với hồ sơ số hóa có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà không phụ thuộc vào hồ sơ giấy. Các đồng chí lãnh đạo Viện thuận lợi khi nghe báo cáo án, kịp thời có chủ trương, chỉ đạo với Kiểm sát viên. Công tác thỉnh thị và trả lời thỉnh thị rút ngắn đáng kể về mặt thời gian.
Đối với công tác lưu trữ, hồ sơ số hóa có thể thay thế hoàn toàn phương pháp lưu trữ truyền thống do thời gian tồn tại lâu dài, trong khi không cần thiết không gian lưu trữ lớn, thuận lợi trong việc tìm kiếm, tra cứu hồ sơ, giảm thời gian và chi phí tối đa cho việc quản lý lưu trữ.
Với nhiều ưu điểm, lợi ích đã, đang và sẽ mang lại, có thể khẳng định: Việc số hóa hồ sơ vụ án phục vụ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử là vô cùng cần thiết.
Như nhiều đồng chí cán bộ, kiểm sát viên, công tác số hóa hồ sơ còn rất mới mẻ đối với bản thân tôi. Quá trình thực tiễn số hóa hồ sơ và sử dụng hồ sơ số hóa tại phiên tòa, mặc dù đã có sự chuẩn bị, cũng như tìm hiểu và áp dụng các kiến thức về công nghệ thông tin, tuy nhiên khi thực hiện vẫn còn một số trục trặc, lúng túng nhất định trong thao tác. Ngoài ra không tránh khỏi một số băn khoăn nhất định với việc số hóa hồ sơ vụ án.
Trước tiên, khi bắt đầu thực hiện số hóa hồ sơ vụ án, cần phải có sự đầu tư lớn về mặt công nghệ, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị như máy tính, máy scan, màn hình lớn và các chương trình phần mềm để quản lý, biên tập tài liệu số hóa. Như vậy chi phí đầu tư là không nhỏ. Trong giai đoạn ban đầu, có thể mua sắm, mượn hoặc thuê từng phần các trang thiết bị phần cứng.
Bên cạnh đó, yếu tố con người cũng rất quan trọng, số hóa hồ sơ ngoài các thao tác cơ bản như sao chụp tài liệu còn những thao tác có độ phức tạp cao hơn, đòi hỏi có kiến thức nhất định về các phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm trình chiếu, phần mềm biên tập tệp số hóa như cắt ghép tài liệu, đánh dấu, xây dựng tên tài liệu và mục lục, trình chiếu hồ sơ tài liệu tại phiên tòa. Bản thân tôi thấy rằng, phải đào tạo con người theo các mức độ khác nhau như đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách thực hiện công tác, cán bộ lưu trữ.
Một ưu điểm của việc số hóa hồ sơ đã nêu trên có thể trở thành nhược điểm, đó là nâng cao trách nhiệm của cán bộ, kiểm sát viên thực hiện công tác. Nếu cán bộ, kiểm sát viên không nghiên cứu kĩ nội dung vụ án, nắm vững các chứng cứ, tài liệu, để xảy ra vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, thì khi xét xử vụ án, việc sử dụng các chứng cứ, tài liệu để trình chiếu và chứng minh tội phạm có thể gây tác dụng ngược, khiến quan điểm của kiểm sát viên đưa ra thiếu thuyết phục, dễ dàng bị bác bỏ.
Tính bảo mật của dữ liệu số hóa cũng là vấn đề cần được đặt ra. Tính toàn vẹn, duy nhất của tập tin số hóa có thể được bảo đảm, do mỗi tập tin đều chỉ có một “giá trị băm” (chuỗi kí tự tương ứng) duy nhất. Tuy nhiên, việc sao chép, chia sẻ dữ liệu, lộ lọt thông tin hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí có thể chỉ do vô ý của cá nhân trong đơn vị, nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Việc quản lý, bảo vệ dữ liệu cần được thực hiện song song với việc số hóa hồ sơ. Đối với hệ thống phần mềm, việc sử dụng các phần mềm miễn phí, dễ dàng tìm kiếm trên mạng để biên tập dữ liệu theo Hướng dẫn số hóa hồ sơ tại Công văn số 636/VKSTC-C2 ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cũng có thể ảnh hưởng đến tính bảo mật của dữ liệu. Trong thời gian tới, cần có những ứng dụng chuyên nghiệp, “chính chủ”, phục vụ cho công tác biên tập dữ liệu.
Bản thân tôi tin tưởng rằng những vấn đề trên hoàn toàn có thể được giải đáp trong thời gian tới, trước mắt là đầu tư trang thiết bị cho việc số hoá, đào tạo con người, hướng dẫn cụ thể về cách thức số hoá, sử dụng hồ sơ số hoá, bảo mật, chia sẻ hồ sơ số hóa… Giá trị to lớn được mang lại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung, cũng như số hóa hồ sơ vụ án nói riêng là rất rõ ràng. Cũng cần khẳng định rằng, giá trị quan trọng nhất vẫn ở con người, một hệ thống công nghệ dù hoàn hảo đến đâu cũng do con người xây dựng lên và quyết định sự thành công. Vì vậy, mỗi cán bộ ngành kiểm sát cần không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao nghiệp vụ, để sự kết hợp giữa năng lực của chúng ta và ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao nhất.
Phạm Lã Việt Anh – VKSND thành phố Uông Bí
Tin tức mới nhất
VKSND thành phố Đông Triều tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, người lao động năm 2025.
Chiều ngày 21/01/2025, Công đoàn cơ quan Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đông...
Th1
Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đông Triều kết nạp đảng viên mới
Hòa chung trong không khí mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ năm 2025, hướng tới...
Th1
Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân huyện Cô Tô tổ chức thành công Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2027
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội...
Th1
Đảng bộ cơ quan VKSND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các Chi bộ trực thuộc tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2025-2027
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024, của Bộ Chính trị; Kế hoạch số...
Th1
Đảng bộ cơ quan Viện KSND tỉnh Quảng Ninh tổ chức trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng
Hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930– 03/02/2025), sáng...
Th1
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG THCS & THPT CHU VĂN AN
Trong không khí những ngày gần kề Tết Nguyên đán năm 2025, sáng ngày 20/01/2025,...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân thị xã Quảng Yên tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, người lao động năm 2025
Ngày 16/01/2025, VKSND thị xã Quảng Yên tổ chức Hội nghị cán bộ công chức...
Th1
Chi bộ Viện kiểm sát huyện Ba Chẽ tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2027
Chi bộ Viện kiểm sát là 01 trong 08 chi bộ trực thuộc Đảng bộ...
Th1
Chi bộ Viện KSND thành phố Cẩm Phả tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Ngày 15/01/2025, thực hiện Kế hoạch số 430 ngày 01/8/2024 của Thành ủy Cẩm Phả...
Th1