Tình trạng ly hôn gia tăng – Nguyên nhân, giải pháp khắc phục
Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên việc ly hôn có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm sinh lý của những đứa trẻ.
Trong những năm gần đây tình trạng ly hôn ngày một gia tăng. Bài viết này tác giả đề cập đến tình trạng ly hôn tại địa phương và xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả hai người đang còn sống, do cả hai bên vợ chồng thuận tình và được Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc chỉ do một bên yêu cầu, được Tòa án đưa ra xét xử và phán quyết bằng một bản án cho ly hôn. Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng ly hôn ngày một gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, trong đó phần lớn là giới trẻ. Họ thường ly hôn trong vòng 5 năm đầu chung sống. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh năm 2016 thụ lý 330 vụ án ly hôn; năm 2017 con số này là 398 vụ, tăng 68 vụ = 20,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Phân tích về độ tuổi trong các vụ ly hôn thì thấy: Trong số án “Ly hôn” năm 2017, có hơn 40% các cặp vợ chồng ở dưới độ tuổi 30 (trong đó số các cặp vợ chồng từ 22 tuổi trở xuống chiếm khoảng 3%); khoảng 36% ở độ tuổi 30 – 40, phần lớn trong số đó (chiếm tới khoảng 90%) là có con nhỏ – đây là đối tượng dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất khi bố và mẹ ly hôn; các cặp vợ chồng ly hôn trong độ tuổi từ 40-50 chiếm khoảng 15%; còn lại là các cặp vợ chồng có độ tuổi khá lớn (trên 50 tuổi) chiếm khoảng 9%, họ đều có con đã thành niên, thậm chí là được lên chức ông, bà.
Có thể nói, ly hôn là sự lựa chọn của hai người cả vợ và chồng hoặc đơn phương từ một phía chồng hoặc vợ nhưng hệ lụy kèm với nó là cả một vấn đề, Việc ly hôn có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh; đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm sinh lý của những đứa trẻ; để lại gánh nặng cho xã hội nếu như con cái của họ bị bỏ rơi, không được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục chu đáo; chúng sẽ thiếu đi sự chăm sóc, tình cảm của người cha hoặc người mẹ, thậm chí cả hai. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhân cách của những đứa trẻ, làm chúng dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội… Đây cũng là một trong những lý do vì sao mà trong những năm gần đây tình trạng tội phạm tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng.
Vậy, nguyên nhân từ đâu mà tình trạng hôn nhân trong giới trẻ ngày càng gia tăng như vậy?
Qua nghiên cứu trực tiếp các hồ sơ án ly hôn thì thấy: Nguyên nhân phần lớn và sâu xa dẫn tới tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt với các cặp vợ chồng trẻ là do họ thiếu kỹ năng sống. Họ bước vào cuộc sống hôn nhân khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kinh tế, sức khỏe và những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình, quá đề cao cái tôi của bản thân, ít quan tâm đến chồng hoặc vợ, khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu thuẫn ngay từ những tháng đầu, năm đầu của cuộc hôn nhân. Trong khi đó nhận thức về cuộc sống gia đình, ý nghĩa của hôn nhân và tình yêu còn hời hợt đã khiến họ không đủ bản lĩnh và kỹ năng giải quyết, vượt qua các mâu thuẫn, dẫn đến ly hôn. Chiếm một phần trong số các cặp ly hôn là do họ kết hôn ngoài ý muốn khi những hiểu biết về kiến thức giới tính có phần hạn chế.
Nguyên nhân thứ hai là do kinh tế khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh, sinh con sớm khiến vợ chồng thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn, không tập trung đồng thuận để xây dựng kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái. Hầu hết trong các Quyết định công nhận thuận tình ly hôn đều thể hiện các cặp vợ chồng đến xin ly hôn không có tài sản chung.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như: do tư tưởng lạc hậu, người vợ không sinh được con trai nên người chồng ngoại tình hoặc ly hôn để lấy vợ mới với mục đích có con “nối dõi tông đường”; vấn đề về bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội; vợ chồng bất hòa, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn do nhận thức về xã hội, pháp luật chưa đầy đủ, thậm chí nhiều trường hợp người chồng nghiện ngập ma túy, cờ bạc, rượu chè … dẫn đến người vợ không chịu được phải ly hôn. Nhiều vụ án được Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí đưa ra xét xử là do người chồng đang trong thời gian thụ lý án vì có hành vi vi phạm pháp luật. Có những vụ ly hôn, người vợ là nguyên đơn nhưng phải viết đơn đề nghị Tòa bảo vệ mình khi tham dự phiên tòa vì thường xuyên bị người chồng đe dọa, đánh đập do thường xuyên dùng ma tuý “đá” (một loại ma túy tổng hợp); vấn đề bạo lực gia đình xảy ra cũng xuất phát phần lớn từ người chồng dùng ma túy tổng hợp bị ảo giác, về đánh dọa vợ con.
Để hạn chế thấp nhất tình trạng ly hôn xảy ra đối với giới trẻ trên cả nước nói chung, tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí nói riêng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Một là: Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam theo chủ đề nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình trong giai đoạn 5 năm và từ nay đến năm 2020 dưới nhiều hình thức.
Hai là: Nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình cũng như Nhà trường và xã hội đối với giới trẻ, trong đó đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách để họ nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật Hôn nhân và Gia đình; Tập huấn các kỹ năng theo từng giới (nam, nữ riêng), cùng với đó giúp họ chuẩn bị tốt về mọi mặt trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng, nhất là các kỹ năng sống, cách ứng xử, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, khả năng kìm chế cái tôi của bản thân để tránh được việc để xảy ra ly hôn ngay từ những năm đầu chung sống.
Ba là: Đẩy mạnh vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ để làm tốt công tác hòa giải ngay từ cơ sở, giải quyết những mâu thuẫn ngay khi mới phát sinh, từ đó hạn chế việc gửi đơn ra Tòa để xin ly hôn.
Bốn là: Cần đưa chỉ tiêu nâng cao việc hòa giải thành trong việc giải quyết án ly hôn của ngành Tòa án, để góp phần kìm chế tình trạng ly hôn gia tăng.
Năm là: Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thông qua hệ thống truyền thanh tại tổ dân, khu phố để nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam bền vững…
Nguyễn Mai Thúy
VKSND TP Uông Bí, tỉnh QN
Tin tức mới nhất
VKSND thành phố Đông Triều phối hợp với Tòa án tổ chức rút kinh nghiệm vụ án Tổ chức sử dụng và Mua bán trái phép chất ma tuý
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025, sáng 14/01/2025, tại Tòa án nhân dân...
Th1
Chi bộ Văn phòng tổng hợp tổ chức thành công Đại hội Chi bộ điểm nhiệm kỳ 2025 – 2027
Ngày 13/01/2025, Chi bộ Văn phòng tổng hợp long trọng tổ chức Đại hội Chi...
Th1
Phòng 1 Viện KSND tỉnh Quảng Ninh tham dự Hội nghị giao ban tổng kết công tác thực hiện Quy chế phối hợp năm 2024
Ngày 09/01/2025, Hội nghị giao ban liên Phòng tổng kết năm 2024, về việc thực...
Th1
Viện KSND thành phố Hạ Long tổ chức thành công Đại hội Chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2025-2027 và Hội nghị cán bộ công chức năm 2024
Ngày 09/01/2024, thực hiện Điều lệ Đảng, Quy định số 24-QĐ/TW về thi hành Điều...
Th1
Viện KSND huyện Vân Đồn tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025
Thực hiện Chỉ thị số 01 ngày 12/12/2024 của Viện trưởng Viện KSND Tối cao,...
Th1
VKSND huyện Bình Liêu tổ chức tuyên truyền pháp luật tại trường THPT Bình Liêu
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa ngành Kiểm sát...
Th1
VKSND thành phố Đông Triều tổ chức tham dự, rút kinh nghiệm phiên tòa “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025, sáng ngày 08/01/2025 tại Hội trường xét...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân phối hợp với Ban pháp chế kiểm sát đột xuất Nhà tạm giữ Công an thị xã Quảng Yên
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2025, ngày 07/01, Viện kiểm sát nhân dân...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Uông Bí tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025
Được sự nhất trí của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh,...
Th1