Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong công tác cán bộ
Trong bối cảnh hiện nay, bối cảnh chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đảng hội Đảng khóa XIII đặt ra một vấn đề cấp bách hiện nay là kiểm soát quyền lực Nhà nước trong công tác cán bộ để hạn chế tối đa việc “chạy chức, chạy quyền”.
Trên thực tế, trong một số năm gần đây, do chưa có cơ chế hữu hiệu để giám sát kiểm soát quyền lực Nhà nước trong công tác cán bộ, khiến cho không ít những người đứng đầu cấp ủy lợi dụng quyền lực để thao túng công tác cán bộ, chạy chức, chạy quyền. Vậy nên, hoàn thiện thể chế để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền là nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay – trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Vi phạm trong công tác cán bộ là một trong những nguyên nhân khiến Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh – nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai bị cách chức. Đáng buồn thay, đây không phải là trường hợp cá biệt khi trước đó đã có rất nhiều trường hợp vi phạm về công tác cán bộ được đưa ra ánh sáng trong thời gian gần đây. Ví dụ:
“Ông Lê Phước Thanh – nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, 05 ngày trước khi nghỉ hưu đã chủ trì cuộc họp thông qua chủ trương đưa con trai là Lê Phước Hoài Bảo (sinh năm 1985) làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam vào ngày 23/9/2015 và là giám đốc sở trẻ nhất nước.
Ông Vũ Huy Hoàng – nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương đã tự ý đề nghị bổ nhiệm, phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh thứ trưởng Bộ Công thương đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Ông Nguyễn Phong Quang – nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ khi tại chức đã trực tiếp ký bổ nhiệm trên 32 trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn, trong đó có trường hợp ông Vũ Minh Hoàng và ông Nguyễn Tiến Khoa là 02 Phó Vụ trưởng được bổ nhiệm “siêu tốc”.
Ông Nguyễn Xuân Anh – nguyên Bí thư thành ủy Đà Nẵng đã để lại nhiều điều tiếng khi chủ trì, xem xét quyết định một số nhân sự một cách áp đặt, vi phạm nguyên trọng nguyên tắc tập trung dân chủ….”
Những vi phạm trên đều xuất phát từ việc không đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ tại các cơ quan Nhà nước, từ đó sẽ dẫn đến việc mất đoàn kết nội bộ trong tập thể. Khi mà người đứng đầu lấy ý kiến cá nhân của mình áp đặt tập thể, tập thể sẽ bằng mặt không bằng lòng, tích lại đến một lúc nào đó sẽ bùng nổ.
Thao túng, lạm quyền đang làm cho công việc gốc rễ của Đảng ta trở nên méo mó. Chạy chức, chạy quyền cũng từ đây mà nảy sinh. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, khắc phục tình trạng này trong công tác cán bộ đang được xem là nhiệm vụ nòng cốt và cấp bách. Chỗ nào, nơi nào, khi nào dân chủ chưa đúng và đủ, chỗ đấy là đất để chạy chức, chạy quyền, đất để người lợi dụng chức vụ thao túng quyền lực, vụ lợi cá nhân như thực tế đã chứng minh. Chạy chức, chạy quyền là nỗi nhức nhối của Đảng, của bộ máy Nhà nước, có thể chạy bằng tiền, bằng mối quan hệ, bằng bất cứ thứ nào khác mà các bên cùng có lợi ích.
Với hàng loạt những vụ việc bị phát hiện trong thời gian qua là không ai mong muốn, nhưng đứng ở khía cạnh tích cực, đó chính là kết quả của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đang được tiến hành rất nghiêm túc.
Trước thềm Đại hội mới, với mong muốn sau này có một đội ngũ cán bộ chủ chốt từ địa phương đến Trung ương trong sáng về phẩm chất, tận tâm với dân, với nước thì cần phải có một cơ chế giám sát quyền lực phục vụ trực tiếp – biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất của chạy chức, chạy quyền. Nếu làm tốt có thể ngăn cản cơ bản vấn đề chạy chức, chạy quyền đã diễn ra trong nhiều nhiệm kỳ đại hội vừa qua.
Tại hội nghị toàn quốc của ngành tổ chức xây dựng Đảng đầu tháng 1/2018, lần đầu tiên Ban Tổ chức Trung ương đã công bố dự thảo chuyên đề về kiểm soát quyền lực và phòng, chống “chạy chức, chạy quyền” trong công tác tổ chức cán bộ để lấy ý kiến đóng góp của đại biểu. Sáu nhóm giải pháp đã được đưa ra với mục tiêu hướng tới 4 không gồm “không thể chạy, không dám chạy, không cần chạy và không muốn chạy”. Ngày 23/9/2019, Tổng Bí thư – Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị đã ký ban hành Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Trong đó, nội dung cốt lõi là “ việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ.”
Quy định này gồm 4 chương, 15 điều, nêu rõ các cơ chế kiểm soát quyền lực; nhận diện 6 hành vi chạy chức, chạy quyền; 8 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức cũng như quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chống chạy chức, chạy quyền.
Quy định đã chỉ rõ những yêu cầu đối với cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, các cơ quan, đơn vị; yêu cầu đối với thành viên cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị; yêu cầu đối với người đứng đầu và đối với nhân sự là người đang được xem xét quy trình thực hiện công tác cán bộ. Quy định chỉ rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong công tác này:
“Cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ.
Xen ghép ý đồ cá nhân, đề ra tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật nhằm vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình tham mưu thực hiện quy trình công tác cán bộ.
Để người khác, nhất là vợ, chồng, bố, mẹ, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để thao túng, can thiệp công tác cán bộ.
Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.”
Quy định đã chỉ rõ các hành vi chạy chức, chạy quyền, gồm: Hối lộ, tặng quà, tiền, bất động sản cho cán bộ, người có thẩm quyền; lợi dụng các mối quan hệ để gây sức ép giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ; lợi dụng thông tin nội bộ để gây sức ép trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm; dùng lý lịch, xuất thân gia đình để mặc cả nhằm có được vị trí mong muốn.
Đồng thời, cũng nêu ra những hành vi được coi là bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền như: Che giấu, thỏa hiệp, biết mà không báo cáo; chức vụ, quyền hạn để gây áp lực người khác giới thiệu nhân sự; làm sai lệch nội dung hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu tín nhiệm, thi tuyển; nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi không chính đáng.
Từ đó, đưa ra những biện pháp xử lý nghiêm nếu người làm công tác cán bộ và nhân sự liên quan có hành vi chạy chức, chạy quyền hay bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền. Cụ thể, cán bộ, đảng viên chạy chức, chạy quyền hay bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành thì tùy mức độ kỷ luật còn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ Đảng, buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng.
Cán bộ, đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền hoặc bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền liên quan đến việc đưa, nhận hối lộ và các biểu hiện vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét, xử lý, nghiêm cấm giữ lại để xử lý hành chính nội bộ.
Quy định mới này của Bộ Chính trị vừa minh chứng cho bước tiến quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng về công tác cán bộ, vừa thể hiện ý chí, quyết tâm chính trị rất cao, cùng với hành động cụ thể, quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đối với việc kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ, qua đó trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ của Đảng trong thời kỳ mới.
Nguyễn Bích Diệp_VKS Uông Bí
Tin tức mới nhất
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cẩm Phả tổ chức thăm, tặng quà nhân kỷ niệm ngày quốc tế người cao tuổi
Ngày 01/10/2024, Lãnh đạo Viện kiểm sát thành phố Cẩm Phả cùng các cán bộ,...
Th10
VKSND thị xã Quảng Yên trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tại Cơ quan CSĐT – Công an thị xã Quảng Yên.
Thực hiện Quyết định và Kế hoạch kiểm sát trực tiếp số 2236 ngày 20...
Th10
Viện KSND tỉnh Quảng Ninh dự Lễ Công bố Quyết định đặc xá năm 2024 tại Trại giam và Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Quảng Ninh
Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa...
Th10
Những ngôi nhà “Nghĩa tình đồng đội”
Hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo, hộ khó khăn, gia đình...
Th10
Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân huyện Vân Đồn phối hợp tổ chức rút kinh nghiệm phiên tòa hình sự trực tuyến
Thực hiện Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao, Kế hoạch công tác của...
Th10
Trực tiếp kiểm sát công tác tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thụ lý, giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cô Tô
Ngày 27/9/2024, Viện kiểm sát nhân dân huyện Cô Tô đã tiến hành trực tiếp...
Th10
Viện KSND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ trao Quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp đợt 1 năm 2024
Chiều ngày 30/9/2024, VKSND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ công bố và trao Quyết...
Th10
VKSND huyện Hải Hà phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh trường THPT Quảng Hà
Hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2024”, VKSND huyện Hải Hà phối hợp với...
Th10
Viện KSND huyện Vân Đồn tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-VKS ngày 09/01/2024 của Viện kiểm sát nhân dân huyện...
Th10