CÔNG MINH, CHÍNH TRỰC, KHÁCH QUAN, THẬN TRỌNG, KHIÊM TỐN

Đức tính khiêm tốn của người cán bộ Kiểm sát nhân dân


Đức tính khiêm tốn của người cán bộ Kiểm sát nhân dân

Con người ta đều là những nhà thám hiểm của cuộc đời, ta mang trên vai một chiếc balo mà trong đó chứa đựng những hành trang quý báu để chúng ta trưởng thành dần theo tháng năm. Như Ăng-ghen từng nói rằng “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.

Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Trong các mối quan hệ, người khiêm tốn không thể hiện mình là một người kiêu kì, kiêu căng, tự phụ đối với những điều mà mình hơn người hay được người khác khen ngợi. Không tự ti nhưng luôn khiên nhường, có thái độ và tinh thần học hỏi cũng như giúp đỡ mọi người. Người khiêm tốn có khả năng học hỏi được nhiều điều trong cuộc sống và cũng được nhiều người yêu mến vì thái độ chân thành, dễ gần.

Giản dị là cách sống không cầu kì, xa hoa, cách sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân. Sự giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: từ cách sử dụng vật chất, lời ăn tiếng nói hằng ngày, cách hành xử của mỗi người, cử chỉ, cách thể hiện bản thân. Người giản dị không ưa những điều quá cầu kì mà luôn đơn giản hóa những khía cạnh trong cuộc sống, gần gũi, thân thiện, dễ vừa lòng. Còn “trang bị” nghĩa là những điều cần được cung cấp trong cuộc sống này.

“Khiêm tốn” và “giản dị” là hai đức tính mà theo Ăng- ghen là hai đức tính được xem là trang bị quý giá nhất của con người. Tức là cuộc sống của con người muốn đạt được những điều thành công, như ý, muốn trở thành một người hạnh phúc và có ích thì cần có sự khiêm tốn và giản dị. Vì sao ư? Chúng ta cần khiêm tốn vì chúng ta hiểu rằng xung quanh ta có vô cùng nhiều tài năng mà ta chỉ là một hạt cát trên sa mạc, ta không phải trung tâm vũ trụ để kiêu kì cũng không phải là người quá tài giỏi để tự phụ.

Hơn thế, một người dành cả đời mình để học cũng chưa thể học hết tri thức nên phải biết khiêm tốn, biết có tinh thần học hỏi và đừng thỏa mãn với khả năng hiện tại của mình. Chúng ta cũng cần giản dị bởi cầu kì xa hoa chính là cái mà tạo nên khoảng cách giữa mọi người. Hãy cứ giản dị, đơn giản nhiều nhất có thể, không chỉ ở của cải vật chất khi nước ta còn là một nước nghèo mà còn là trong cách thể hiện bản thân, đừng cầu kì mà hãy lấy chân thành làm gốc. Người khiêm tốn và giản dị không chỉ dễ gần, hòa đồng mà còn đáng được học hỏi, điều này khiếm cho nhiều người yêu quý họ.

Với ngành Kiểm sát, năm 1960, khi nghe Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo và cho ý kiến về dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đầu tiên, Bác Hồ căn dặn các đồng chí Lãnh đạo của Ngành lúc đó cần chú trọng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, làm cho pháp luật được chấp hành môt cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững; vì đây là trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho Viện kiểm sát nhân dân. Theo Bác Hồ: Là cơ quan đi kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật của người khác, ngành Kiểm sát nhân dân hơn ai hết phải là những người gương mẫu chấp hành pháp luật; cũng vì vậy, cán bộ Kiểm sát phải: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

Mộ trong những đức tính mà Bác Hồ yêu cầu người cán bộ Kiểm sát phải có tác phong khiêm tốn. Tính khiêm tốn là thể hiện đúng mức, không tự cao, tự đại, quan liêu, cửa quyền, hống hách. Sự khiêm tốn của người cán bộ Kiểm sát có nghĩa là luôn ý thức và thái độ đúng mức trong việc nhìn nhận, đánh giá bản thân, không tự lấy làm thỏa mãn những gì mình đã đạt được mà không tự phấn đấu, học tập để tiếp tục vươn lên; không tự đánh giá mình quá cao và tỏ ra coi thường người khác và ngược lại, khiêm tốn nhưng không rụt rè, nhút nhát, tự ti; là cán bộ Kiểm sát phải khiêm tốn mới được nhân dân gần gũi, tin tưởng, mới cho ta những điều cần biết, mới nhiệt tình giúp ta sửa chữa khuyết điểm, đồng thời phối hợp tốt với các ngành, đặc biêt là các cơ quan tư pháp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ./.

Hưng Phạm – VKSND Tiên Yên

Tin tức mới nhất