Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Bình Liêu
Bình Liêu là huyện miền núi giáp Trung Quốc, đa số người dân là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp và là huyện nghèo của tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện đã tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Tuy nhiên tình hình tội phạm vẫn có diễn biến phức tạp, trong đó tội Trộm cắp tài sản xảy ra tương đối nhiều gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an ở địa phương.
Trong 5 năm (từ năm 2012 đến năm 2017), số vụ Trộm cắp tài sản đã khởi tố là 26 vụ. Công tác điều tra phá án của Cơ quan điều tra đối với loại tội phạm này còn hạn chế nhất định, dẫn đến 26,9% số vụ án phải tạm đình chỉ điều tra do chưa xác định được đối tượng phạm tội.
Thông qua công tác kiểm sát điều tra các vụ án về tội Trộm cắp tài sản thấy có một số nguyên nhân, điều kiện, thủ đoạn phạm tội cơ bản như sau:
Đối tượng phạm tội bao gồm một số thanh, thiếu niên bỏ học, thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình, đua đòi ăn chơi, lười lao động; một số là những đối tượng người địa phương khác đã có tiền án, tiền sự đến cửa khẩu Hoành Mô, điểm thông quan xã Đồng Văn lao động tự do và xa vào các tệ nạn cờ bạc, sử dụng trái phép chất ma túy…
Các đối tượng phạm tội thường lợi dụng sự chủ quan, mất cảnh giác của người dân, nhất là người dân tộc thiểu số như: để xe mô tô ở bên đường rồi đi lên rừng lấy củi, làm nương rẫy; cất tiền trong chăn, gối, đầu giường hoặc trong bồ thóc… trong khi nhà cửa không chắc chắn và cả nhà đi rừng từ sáng đến tối mới về, không có người trông coi. Đối với tài sản là xe mô tô, sau khi chiếm đoạt đối tượng phạm tội thường mang sang Trung Quốc theo các đường mòn biên giới để tiêu thụ. Vì vậy, phần lớn các vụ trộm cắp nếu không bắt được quả tang thường không điều tra làm rõ được đối tượng phạm tội và phải tạm đình chỉ điều tra.
– Về kinh tế: Cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nghiên cứu phát triển nhiều loại hình kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu…để đem lại nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, nhất là người dân tộc thiểu số.
– Công tác tuyên truyền, giáo dục: Các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể cần phối hợp với Nhà trường và gia đình quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục ý thức cho các thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh đang ở lứa tuổi mới lớn; có biện pháp quản lý, giáo dục các cháu để các cháu tránh đi vào con đường phạm tội. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để người dân hiểu về các chính sách pháp luật, nhất là Bộ luật hình sự; nâng cao ý thức cảnh giác để không tạo sơ hở cho kẻ xấu thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
– Công tác về an ninh trật tự xã hội: quản lý chặt chẽ công tác đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú. Có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức không chấp hành khai báo tạm trú, tạm vắng. Tăng cường quản lý một số ngành và dịch vụ như: cầm đồ…, tuyên truyền giáo dục để người hành nghề này chấp hành đúng quy định pháp luật, không tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
– Công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của hệ thống chính trị: các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục phối hợp thực hiện tốt công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội… phải gắn việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch công tác với Chương trình hành động phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự. Tập trung xây dựng lực lượng Công an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong sạch, vững mạnh để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm đối với các loại tội phạm, đặc biệt là tội trộm cắp tài sản.
Viện kiểm sát cần tăng cường công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và công tác điều tra các vụ án để đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
Các cơ quan chức năng như Đồn biên phòng, Công an, Hải Quan… cần tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, nhất là khu vực có đường biên giới giáp với Trung Quốc để phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ kịp thời việc các đối tượng phạm tội vận chuyển tài sản trộm cắp sang Trung Quốc bán.
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được công tác cải cách tư pháp, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Rà soát và góp ý để hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời đề nghị cấp trên hướng dẫn, giải thích các quy định có vướng mắc (nếu có) liên quan đến giải quyết tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng để áp dụng thống nhất.
Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện phối hợp phòng ngừa tội phạm từ gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Củng cố vai trò và hoạt động của các tổ dân, khu phố, thôn bản ở các xã, thị trấn, của các cơ quan, ban ngành…tham gia tích cực phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, giáo dục và cảm hóa những người phạm tội tại cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức, không ngừng giúp họ cải tạo tiến bộ, hoàn lương, tái hòa nhập với gia đình, cộng đồng xã hội.
Chủ động tiến hành các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp kịp thời đối với tội Trộm cắp tài sản. Tập trung phòng chống tội phạm này phải đi đôi với các loại tội phạm nguy hiểm khác như: tội buôn lậu, giết người, cướp tài sản, các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc…Tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước trên các lĩnh vực trật tự đô thị, quản lý các hoạt động văn hóa…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự xã hội.
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần làm tốt công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm về tội Trộm cắp tài sản nói riêng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Bình Liêu.
Lương Trung Kiên – VKSND huyện Bình Liêu
Tin tức mới nhất
VKSND thành phố Đông Triều phối hợp với Tòa án tổ chức rút kinh nghiệm vụ án Tổ chức sử dụng và Mua bán trái phép chất ma tuý
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025, sáng 14/01/2025, tại Tòa án nhân dân...
Th1
Chi bộ Văn phòng tổng hợp tổ chức thành công Đại hội Chi bộ điểm nhiệm kỳ 2025 – 2027
Ngày 13/01/2025, Chi bộ Văn phòng tổng hợp long trọng tổ chức Đại hội Chi...
Th1
Phòng 1 Viện KSND tỉnh Quảng Ninh tham dự Hội nghị giao ban tổng kết công tác thực hiện Quy chế phối hợp năm 2024
Ngày 09/01/2025, Hội nghị giao ban liên Phòng tổng kết năm 2024, về việc thực...
Th1
Viện KSND thành phố Hạ Long tổ chức thành công Đại hội Chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2025-2027 và Hội nghị cán bộ công chức năm 2024
Ngày 09/01/2024, thực hiện Điều lệ Đảng, Quy định số 24-QĐ/TW về thi hành Điều...
Th1
Viện KSND huyện Vân Đồn tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025
Thực hiện Chỉ thị số 01 ngày 12/12/2024 của Viện trưởng Viện KSND Tối cao,...
Th1
VKSND huyện Bình Liêu tổ chức tuyên truyền pháp luật tại trường THPT Bình Liêu
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa ngành Kiểm sát...
Th1
VKSND thành phố Đông Triều tổ chức tham dự, rút kinh nghiệm phiên tòa “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025, sáng ngày 08/01/2025 tại Hội trường xét...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân phối hợp với Ban pháp chế kiểm sát đột xuất Nhà tạm giữ Công an thị xã Quảng Yên
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2025, ngày 07/01, Viện kiểm sát nhân dân...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Uông Bí tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025
Được sự nhất trí của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh,...
Th1