Bàn về thẩm quyền của Kiểm tra viên theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Kiểm tra viên là một chức danh trong ngành Kiểm sát nhân dân được công nhận từ ngày 25/7/2005 thông qua Quyết định số 73/2005/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội về việc ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ và mã số các ngạch Kiểm tra viên ngành Kiểm sát.
Trên cơ sở đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 208/QĐ/2005/VKSTC-V9 ngày 07/11/2005 về việc ban hành quy định về Kiểm tra viên các cấp ngành Kiểm sát. Trong gần 10 năm tồn tại chức danh này chỉ trong nội bộ của ngành Kiểm sát nhân dân mà không được chỉ rõ bất kì nhiệm vụ quyền hạn hay chức năng nào. Thực tế trong khoảng thời gian đó cho thấy chức danh này chỉ để xác định yếu tố chế độ đối với cán bộ Kiểm sát khi so sánh với chức danh Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát. Chỉ khi Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 có quy định mà cụ thể là tại Điều 90 mới chỉ ra: “Kiểm tra viên là chức danh tư pháp, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân”. Như vậy tính từ ngày 01/6/2015 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân có hiệu lực đồng thời chức danh tư pháp Kiểm tra viên chính thức được xác lập trong một văn bản luật và được quy định rõ tự cách, chức năng, nhiệm vụ gắn với Kiểm tra viên.
Để làm rõ thẩm quyền của của Kiểm tra viên ở đây chúng ta cần thống nhất xác định thẩm quyền chính là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho Kiểm tra viên và phải chịu trách nhiệm trước ai. Để trả lời cho những nội dung này chính là Luật tổ chức Viện kiểm sát mà cụ thể tại Khoản 4,5 Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát quy định những nhiệm vụ, quyền hạn cũng như phải chịu trách nhiệm của Kiểm tra viên:
“4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”
Những quy định này chỉ ra rằng Kiểm tra viên thực hiện chủ yếu là chức năng giúp việc cho Kiểm sát viên trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Tất cả những việc họ được làm đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Kiểm sát viên hoặc chịu sự phân công từ Viện trưởng nên họ sẽ phải chịu trách nhiệm đầu tiên là trước các Kiểm sát viên và Viện trưởng. Điều này cho thấy thẩm quyền của họ chỉ bó gọn trong những phần việc được giao mà không được phép chủ động thực hiện bất kì một nhiệm vụ nào nều chưa được sự đồng ý của những người mà họ giúp việc. Đây là những quy định chung nhất về thẩm quyền của Kiểm tra viên và trên cơ sở đó được quy định cụ thể trong các Bộ luật tố tụng như sau:
Trước tiên, tại Điều 43 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên gồm có:
“1. Kiểm tra viên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Kiểm sát viên:
a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tố tụng hình sự;
b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
c) Giúp Kiểm sát viên trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành hoạt động tố tụng khác.
2. Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên về hành vi của mình”.
Tiếp theo, tại Điều 59 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên:
“Khi được phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
2. Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát;
3. Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự”.
Nhưng quy định đối với thẩm quyền của Kiểm tra viên trong từng bộ luật cũng chỉ cụ thể hóa hơn một số nhiệm vụ cho phù hợp với chức năng của Viện kiểm sát trong từng ngành luật mà Viện kiểm sát thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình và vẫn trên tinh thần của Luật tổ chức Viện kiểm sát là đối với Kiểm tra viên tham gia chủ yếu với vai trò giúp việc và học hỏi các công việc mà Kiểm sát viên thực hiện. Vì khi tham gia tố tụng Kiểm sát viên phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau nên việc cần người cùng tham gia giúp những hoạt động tố tụng giản đơn sẽ khiến công việc Kiểm sát viên hiệu quả hơn đồng thời cũng giúp những cán bộ trẻ, cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tích lũy kĩ năng, kiến thức khi làm việc dưới sự chỉ đạo của Kiểm sát viên. Hơn thế nữa việc được Luật hóa chức năng nhiệm vụ sẽ khiến cho Kiểm tra viên chủ động và thuận lợi trong các hoạt động tố tụng vốn luôn đòi hỏi sự chặt chẽ.
Việc được tham gia ghi chép biên bản, chuyển giao các văn bản tố tụng cũng như lập hồ sơ kiểm sát, Kiểm tra viên đã tiếp xúc với hầu hết các công việc của Kiểm sát viên phải thực hiện khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Trong lĩnh vực dân sự thì Kiểm tra viên được chủ động công việc trong việc nghiên cứu hồ sơ rồi báo cáo lại kết quả công việc rồi lập hồ sơ kiểm sát và giúp việc trong kiểm sát hoạt động tư pháp. Có thể thấy mặc dù không có quyền độc lập nhưng Kiểm tra viên có thể được làm rất nhiều công việc giống Kiểm sát viên nhưng dưới sự giám sát hoặc chỉ đạo của Kiểm sát viên. Nhà làm luật đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho cả Kiểm sát viên và Kiểm tra viên để có thể phối hợp với nhau trong các hoạt động tố tụng và cũng là nền tảng để đào tạo Kiểm tra viên có thể trở thành Kiểm sát viên trong tương lai.
Tuy nhiên việc giới hạn phạm vi giúp việc của Kiểm tra viên chỉ đến trước xét xử cũng là một vấn đề chúng ta cần phải bàn luận. Kiểm tra viên không thể giúp việc Kiểm sát viên tham gia phiên tòa hình sự, dân sự hay phiên họp dân sự vì không được quy định chức năng này. Việc giới hạn như vậy sẽ khiến Kiểm tra viên rất khó khăn trong việc kiện tiếp cận môi trường xét xử là nơi mà Kiểm sát viên sẽ thực hiện rất nhiều kĩ năng, thao tác và bản lĩnh khi tham gia phiên tòa hoặc phiên họp. Nhìn trên một góc độ khác việc được cùng Kiểm sát viên tham gia các phiên tòa, phiên họp sẽ giúp Kiểm tra viên học tập, rèn luyện đối với kĩ năng xét xử đồng thời cũng có thể giúp Kiểm sát viên một số công việc như ghi ghép, tìm kiếm tài liệu chứng cứ trong hồ sơ,… để Kiểm sát viên có thể tập trung hơn vào các hoạt động tranh tụng hoặc đưa ra những ý kiến đánh giá chứng cứ xác đáng hơn. Hơn thế nữa trong các vụ án, vụ việc mà Kiểm tra viên trực tiếp kiểm sát dưới sự chỉ đạo của Kiểm sát viên khi được tham gia xét xử cùng với Kiểm sát viên sẽ khiến họ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm để thực hiện hoạt động kiểm sát của họ trong những vụ án, vụ việc của họ tiếp theo đồng thời cũng phụ giúp Kiểm sát viên chủ động hơn rất nhiều khi tham gia xét xử do Kiểm tra viên là những người làm trực tiếp nhất. Từ những hiệu quả thực tế nêu trên và thông qua những bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ sớm có những quy định điều chỉnh về thẩm quyền để Kiểm tra viên có thể tham gia giúp việc nhiều hơn vào chức năng nhiệm vụ của Kiểm sát viên từ đó có thể khiến cho công việc của Kiểm sát viên được thuận lợi hơn đồng thời hoạt động giúp việc của Kiểm tra viên được toàn diện hơn.
Kiểm tra viên mặc dù mới được quy định cụ thể về thẩm quyền trong Luật tổ chức Viện kiểm sát và các Bộ luật chuyên ngành nhưng điều đó khiến cho Kiểm tra viên được tham gia vào các hoạt động tố tụng một cách đầy đủ và đảm bảo hơn trong một nên tố tụng ngày càng đòi hỏi nâng cao về tất cả các mặt. Điều đó cũng đảm bảo pháp luật tố tụng được thực thi một cách chặt chẽ, chính xác nhằm đảm bảo tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người và qua đó sẽ giúp nâng cao được vị thế của ngành Kiểm sát nhân dân dân trong hệ thống tư pháp.
Vũ Đức Ninh – VKSND TP Hạ Long
Tin tức mới nhất
VKSND thành phố Đông Triều phối hợp với Tòa án tổ chức rút kinh nghiệm vụ án Tổ chức sử dụng và Mua bán trái phép chất ma tuý
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025, sáng 14/01/2025, tại Tòa án nhân dân...
Th1
Chi bộ Văn phòng tổng hợp tổ chức thành công Đại hội Chi bộ điểm nhiệm kỳ 2025 – 2027
Ngày 13/01/2025, Chi bộ Văn phòng tổng hợp long trọng tổ chức Đại hội Chi...
Th1
Phòng 1 Viện KSND tỉnh Quảng Ninh tham dự Hội nghị giao ban tổng kết công tác thực hiện Quy chế phối hợp năm 2024
Ngày 09/01/2025, Hội nghị giao ban liên Phòng tổng kết năm 2024, về việc thực...
Th1
Viện KSND thành phố Hạ Long tổ chức thành công Đại hội Chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2025-2027 và Hội nghị cán bộ công chức năm 2024
Ngày 09/01/2024, thực hiện Điều lệ Đảng, Quy định số 24-QĐ/TW về thi hành Điều...
Th1
Viện KSND huyện Vân Đồn tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025
Thực hiện Chỉ thị số 01 ngày 12/12/2024 của Viện trưởng Viện KSND Tối cao,...
Th1
VKSND huyện Bình Liêu tổ chức tuyên truyền pháp luật tại trường THPT Bình Liêu
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa ngành Kiểm sát...
Th1
VKSND thành phố Đông Triều tổ chức tham dự, rút kinh nghiệm phiên tòa “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025, sáng ngày 08/01/2025 tại Hội trường xét...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân phối hợp với Ban pháp chế kiểm sát đột xuất Nhà tạm giữ Công an thị xã Quảng Yên
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2025, ngày 07/01, Viện kiểm sát nhân dân...
Th1
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Uông Bí tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025
Được sự nhất trí của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh,...
Th1